Cefepime là thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam,phân nhóm Cephalosporin thế hệ thứ tư. Cefepime có phổ kháng khuẩn rộng,có khả năng chống lại cả vi khuẩn Gram dương và Gram-âm,khả năng kháng khuẩn mạnh hơn thế hệ thứ ba.
Thuốc Cefepim
Tên gốc : Cefepim
Công thức hóa học C19H24N6O5S2
Tác dụng chính:
DSCK1 Lý Thanh Long giảng viên Cao đẳng Dược hệ Văn bằng 2 tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Cefepime là một kháng sinh thuộc họ betalactamin, nhóm cephalosporin thế hệ thứ tư.
Hoạt tính kháng khuẩn:
– Các loài thường nhạy cảm :
Trên 90% các chủng của loài nhạy cảm với kháng sinh.
Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Morganella morganii; Providencia, Citrobacter diversus, Citrobacter freundii*, Klebsiella oxytoca, Serratia, enterobacter; streptocoques, Streptococcus pneumoniae nhạy với penicillin; Haemophilus influenzae, Neisseria, Branhamella catarrhalis; Peptostreptococcus, Clostridium perfringens; staphylocoques nhạy với méticilline.
– Các loài nhạy cảm trung bình:
Kháng sinh có tác động trung bình in vitro. Có thể thấy các kết quả lâm sàng tốt khi nồng độ kháng sinh tại nơi bị nhiễm trùng cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu CMI.
Pseudomonas aeruginosa.
– Các loài đề kháng:
Ít nhất 50% các chủng của loài đề kháng với kháng sinh.
Entérocoques, Listeria, staphylocoques kháng méticilline; Pseudomonas cepacia, Xanthomonas maltophilia; Clostridium difficile, vi khuẩn kỵ khí Gram (-).
– Các loài nhạy cảm không ổn định:
Tỷ lệ các chủng nhạy cảm với kháng sinh không ổn định. Do đó cần làm kháng sinh đồ để kết luận tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Klebsiella pneumoniae; Streptococcus pneumoniae giảm nhạy cảm hoặc đề kháng với penicillin; Acinetobacter baumannii.
Tác dụng phụ:
Thường gặp nhất: tiêu chảy, phát ban.
Hiếm gặp hơn:
– Dị ứng: ngứa, mề đay, sốt;
– Đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, nấm miệng;
– Tại chỗ: viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch; đau và viêm tại điểm tiêm;
– Thần kinh cảm giác: nhức đầu, dị cảm.
Rất hiếm gặp: phản vệ, hạ huyết áp, giãn mạch, đau bụng, viêm đại tràng, viêm đại tràng có giả mạc, loét ở miệng, phù, đau khớp, lú lẫn, cảm giác chóng mặt, co giật, thay đổi vị giác, ù tai, viêm âm đạo.
Các bất thường sinh học, mức độ trung bình và thoáng qua, đã được ghi nhận: tăng cao bạch cầu ưa eosin, tăng transaminase (ASAT-ALAT), tăng thời gian prothrombine và thời gian cephalin được kích hoạt và giảm phosphore huyết. Một vài trường hợp rất hiếm giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt cũng được ghi nhận.
Chỉ định Cefepime:
Người lớn: nhiễm khuẩn huyết và du khuẩn huyết, các nhiễm trùng đường hô hấp dưới mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi nặng, các nhiễm trùng đường tiểu có và không có biến chứng, các đợt sốt ở những bệnh nhân bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính và nhiễm trùng đường mật.
Trẻ em: Viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu có hoặc không có biến chứng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn huyết, sốt giảm bạch cầu và viêm màng não.
Chống chỉ định:
Trong quá trình sử dụng, DSCK1 Lý Thanh Long giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo khi sử dụng cần thận trọng với những trường hợp sau:
Sử dụng thuốc Cefepime theo hướng dẫn chỉ định của Bác sĩ
Liều lượng – cách dùng:
Tương Tác Thuốc:
Tương tác với các thuốc khác bao gồm:
Dược Động Học:
Hấp thu: Sau khi tiêm tĩnh mạch 30 phút nồng độ đỉnh trong huyết thanh lần lượt vào khoảng 40 và 80 microgam/ml.
Phân bố: Cefepim phân bố vào dịch não tủy và qua được hàng rào máu não .
Chuyển hóa: Cefepim ít bị chuyển hóa, Được thải chủ yếu ở dạng không đổi trong nước tiểu bằng quá trình lọc ở cầu thận.
Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh sáng.
Sau khi pha: dung dịch có thể được bảo quản trong vòng 18 giờ ở nhiệt độ phòng và trong vòng 7 ngày ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.
Nguồn: nhathuoconline247.com Tổng hợp bài viết DS.CKI Lý Thanh Long