Natri clorid 0,9% là dung dịch đẳng trương chứa muối natri clorid (NaCl) trong nước cất vô khuẩn với nồng độ 0,9%.Ngoài ra còn có dung dịch natri clorid ưu trương (>0.9% NaCl) được sử dụng rất nhiều trong điều trị.
– Sử dụng để điều trị ngăn ngừa tình trạng mất muối bởi tình trạng mất nước do tiêu chảy.
– Dung dịch natri clorid đẳng trương 0,9% truyền tĩnh mạch được dùng rộng rãi để bù dịch và điện giải, xử lý các trường hợp nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch kèm giảm natri nhẹ.
Natri clorid 0.9% thường được bán rộng rãi tại các nhà thuốc dưới dạng thuốc nhỏ mắt, không cần phải kê đơn.
Natri clorid có những dạng và hàm lượng khác nhau:
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur liều dùng natri clorid 0,9% cho người lớn:
– Vệ sinh mắt, hốc mũi: mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt, ngày 1 – 3 lần.
– Để điều trị tình trạng tăng áp lực nội sọ mạn tính chỉ định dung dịch muối ưu trương 23,4% (30-60ml) truyền duy nhất đường tĩnh mạch trung tâm trong 2-20 phút hoặc lâu hơn.
– Để điều trị chứng nhiễm trùng nghiêm trọng bằng phương pháp phục hồi dịch lỏng ban đầu, bạn sẽ dùng dịch truyền natri clorid 0,9% theo đường tĩnh mạch với liều lượng tối thiểu là 30ml/kg.
– Dụng dung dịch ưu trương NaCl (>0,9%) truyền tĩnh mạch để điều trị khởi đầu cho chứng giảm natri trong máu với triệu chứng cấp tính hoặc chứng tăng áp lực trong sọ do chấn thương não.
Ngoài ra, liều lượng thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý.
1.Cách dùng:
– Sử dụng theo đúng liều và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Không tự ý thay đổi liều lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn trong khoảng thời gian lâu hơn
2.Tác dụng phụ:
Tư vấn sử dụng thuốc có tác dụng phụ của natri clorid 0,9%
Tiêm truyền natri clorid chống chỉ định cho trường hợp tăng natri máu và ứ dịch.
1.Dược lực học
Khi tiêm truyền tĩnh mạch, dung dịch natri clorid 0,9% là nguồn cung cấp bổ sung nước và chất điện giải. Dung dịch natri clorid 0,9% (đẳng trương) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể. Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong điều hòa sự phân bố nước, cân bằng nước – điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Clorid là anion chính của dịch ngoại bào.
2.Dược động học
Hấp thu: Natri clorid được hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Phân bố: Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể.
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, nhưng cũng được thải trừ qua mồ hôi, khí thở ra, nước mắt và nước bọt.
3.Tương tác thuốc:
Theo cho biết giảng viên Trường Cao đẳng Dược Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của NaCl hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ đối với những thuốc khác.
Bạn nên bảo quản natri clorid như thế nào
Bài viết & sưu tầm: DS.CKI Lý Thanh Long
Nguồn sưu tầm:
Xem thêm: nhathuoconline247.com