Glibenclamide là thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết cao ở những người bị bệnh tiểu đường typ 2, giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
Thuốc Glibenclamide làm hạ nồng độ glucose trong máu
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Dược cho biết: Glibenclamide (còn gọi là Glyburide) là một sulfonylure chống đái tháo đường dùng đường uống. Thuốc làm giảm nồng độ glucose huyết ở người đái tháo đường typ 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insuulin) khi thực hiện chế độ ăn kiêng đơn thuần không có hiệu quả và giảm nồng độ glucose huyết ở người không bị đái tháo đường.
Tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết của Glibenclamide thông qua cơ chế là kích thích tiết insulin nội sinh từ tế bào beta của tuyến tụy bằng cách làm tăng độ nhạy cảm của các tế bào này với glucose, dẫn đến làm tăng giải phóng insulin ở tuyến tụy. Ngoài ra, Glibenclamide làm giảm nồng độ glucose huyết thông qua cơ chế làm giảm sản xuất glucose cơ bản ở gan và làm tăng tác dụng của insulin ở tế bào đích ngoại vi.
Sau khi dùng Glibenclamide trong thời gian ngắn, có sự tăng gắn kết insulin trong bạch cầu đơn nhân ở người khỏe mạnh nhưng không thấy có sự tăng gắn kết insulin trong tế bào sinh mỡ ở người đái tháo đường. Giống như các sulfonylure khác, Glibenclamide không có hiệu quả khi không có sự hiện diện của tế bào beta đang hoạt động.
Glibenclamide là một trong những thuốc nhóm sulfonylure chống đái tháo đường mạnh nhất, một liều Glibenclamide 5 mg tác dụng hiệu quả tương đương 500 – 750 mg Acetohexamid hoặc 250 – 375 mg Clorpropamid hoặc 250 – 375 mg Tolazamid hoặc 5 – 10 mg Glipizid hoặc 1 – 1,5 g Tolbutamid.
Dược động học:
Glibenclamide hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thức ăn và tăng glucose huyết làm giảm hấp thu của Glibenclamide. Sự tăng glucose trong máu làm ức chế nhu động của dạ dày và ruột, dẫn đến làm chậm quá trình hấp thu. Thời gian bắt đầu xuất hiện tác dụng là 45 – 60 phút sau khi uống và đạt mức tối đa trong vòng 1,5 – 3 giờ. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 4 giờ dạng viên nén thường và 2 – 3 giờ khi dùng ở viên nén dạng vi hạt. Thời gian tác dụng hạ đường huyết kéo dài từ 12 đến 24 giờ nên thuốc chỉ cần dùng một lần một ngày.
Glibenclamide liên kết với protein huyết tương cao khoảng 90 – 99%, chủ yếu là albumin. Thể tích phân bố của Glibenclamide khoảng 0,125 lít/kg.
Glibenclamide chuyển hóa hoàn toàn ở gan, chủ yếu theo con đường hydroxyl hóa, các chất chuyển hóa cũng có tác dụng hạ glucose huyết yếu.
Glibenclamide thải trừ 30 – 50% liều lượng dùng qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa trong 24 giờ đầu, 50% qua mật theo đường phân. Thời gian bán thải của Glibenclamide khoảng 2- 3 giờ.
Glibenclamide được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là
Brand name:
Generic: Glyclamic 5mg, Diabifar, Maninil 3,5, Maninil 5, Glibenclamide Stada 5 mg, Biclam, Glibenclamid Domesco, Glibenclamid, BDFGlamic, Glibenclamide tablets BP 5mg, Glimel, Plariche, Glihexal 3.5 mg, Glibenclamide BP 5mg, Maninil.
Glibenclamide được chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 không phụ thuộc Insulin ở những bệnh nhân không kiểm soát nồng độ đường huyết được bằng chế độ ăn uống hoặc bằng giảm trọng lượng cơ thể và luyện tập.
Cách dùng: Thuốc Glibenclamide dạng viên được dùng bằng đường uống với nước lọc. Thuốc được dùng ngày một lần vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.
Liều dùng cho người lớn:
Liều khởi đầu: Uống 2,5 – 5 mg/lần/ngày, uống trước bữa ăn sáng 30 phút. Nếu cần, cứ 1 – 2 tuần điều chỉnh liều có thể tăng thêm 2,5mg/ lần, cho tới khi đạt được mức glucose huyết theo yêu cầu.
Liều duy trì: Uống 1,25 -10 mg/ngày, uống trước bữa ăn sáng 30 phút. Tăng liều cao 10 mg/ngày, chia 2 lần uống trong ngày.
Liều tối đa: là 15 mg/ngày.
Trẻ em: Glibenclamide không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.
Người cao tuổi: Cần giảm liều hoặc tránh dùng.
Người suy gan hoặc suy thận: Liều khởi đầu là 1,25 mg/ ngày.
Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh dùng thuốc tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định, cách sử dụng thuốc và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng thuốc Glibenclamide điều trị bệnh tiểu đường
Nếu người bệnh quên một liều Glibenclamide nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu thời gian gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.
Người bệnh dùng quá liều Glibenclamide có thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng như hạ glucose huyết quá mức do tương tác với một số thuốc hoặc do sai lầm trong ăn uống như bỏ bữa ăn. Biểu hiện ngộ độc của hạ glucose huyết quá mức là gây nhức đầu, bồn chồn, kích thích, vả mồ hôi, mất ngủ, run rẩy, rối loạn hành vi, kém tỉnh táo, nhanh nhẹn. Biểu hiện ngộ độc tiến triển nặng hơn gây mất ý thức, co giật, hôn mê và tử vong. Những trường hợp ngộ độc cấp Glibenclamide có thể do uống quá liều hoặc do cố ý (tự tử) hay do bất cẩn (uống nhầm). Tuỳ trường hợp, có người uống liều trên 200 mg nhưng không bị tử vong, ngược lại có người chỉ dùng liều 2,5 – 5 mg đã bị hạ glucose huyết nặng và tử vong.
Xử trí khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do quá liều, phải ngừng thuốc và được đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị triệu chứng. Cần khắc phục ngay những cơn hạ đường huyết đột ngột bằng cách uống nước đường (khoảng 20 -30 g đường). Có thể uống thêm nước đường sau 15 phút nếu cần thiết. Trường hợp người bệnh bị hôn mê, có thể bơm dung dịch đường sacharose hoặc glucose vào dạ dày hoặc truyền glucose vào tĩnh mạch. Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong ít nhất 24 đến 48 giờ.
1.Thuốc Glibenclamide không được dùng cho những trường hợp sau:
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Glibenclamide cho những trường hợp sau:
Trong quá trình sử dụng thuốc Glibenclamide, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Glibenclamide thì cần xử trí kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc thông báo cho bác sĩ kê đơn biết các loại thuốc đang dùng có nguy cơ để giúp bác sĩ xem xét kê đơn hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.
Hãy nói với bác sĩ của bạn những thuốc bạn đang dùng
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Glibenclamide được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh nắng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm: nhathuoconline247.com