Cefaclor là thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm đường hô hấp dưới, viêm đường tiết niệu, viêm thận và nhiễm khuẩn da.
Cefaclor là thuốc điều trị các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn
DSCK1.NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Dược cho biết: Cefaclor là kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin thế hệ 2, có tác dụng diệt vi khuẩn đang phát triển và phân chia bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn:
Cefaclor có phổ tác dụng phần lớn trên các chủng vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn Gram âm và một số vi khuẩn kỵ khí.
Vi khuẩn Gram dương: Cefaclor tác dụng chủ yếu nhạy cảm với cầu khuẩn Gram dương như Staphylococcus, bao gồm các chủng sinh ra men penicillinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính. Tuy nhiên có biểu hiện đề kháng chéo c giữa Cefaclor và Methicillin; Streptococcus pneumoniae; Streptococcus pyogenes (Streptococcus tan huyết beta nhóm A).
Vi khuẩn Gram âm: Cefaclor tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn Gram âm như đặc biệt với Haemophilus influenzaevi, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae kể cả những chủng sinh ra beta – lactamase, kháng Ampicillin và Moraxella (Branhamella)catarrhalis sinh ra beta – lactamase, Citrobacter diversus, Escherichia coli; Klebsiella spp., Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis.
Vi khuẩn kỵ khí: Cefaclor tác dụng với một số chủng nhạy cảm như Bacteroides spp. (ngoại trừ Bacteroides fragilis đã kháng), Peptococcus niger, Peptostreptococcus spp., Propionibacteria acnes.
Hiện tượng đề kháng:
Một số chủng vi khuẩn đã đề kháng với Cefaclor như Staphylococcus kháng methicilin, cả các chủng Enterococcus như Streptococcus faecalis, Streptococcus faecium, và các chủng Enterobacter spp., Serratia spp., Morganella morganii, Proteus vulgaris và Providencia rettgeri. Cefaclor không có tác dụng đối với vi khuẩn Acinobacter spp. Hoặc Pseudomonas spp.
Dược động học:
Cefaclor được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá sau khi uống lúc đói. Thức ăn làm chậm qua trình hấp thu nhưng tổng lượng thuốc được hấp thu không thay đổi. Thuốc đạt nồng độ đỉnh khoảng 50 – 75% ở người bệnh uống lúc đói và thường xuất hiện muộn hơn từ 45 đến 60 phút.
Cefaclor phân bố rộng khắp cơ thể, thuốc phân bố được qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Cefaclor gắn kết với protein huyết tương khoảng 25%.
Cefaclor chuyển hoá chủ yếu ở gan và thải trừ nhanh chóng qua thận khoảng 85% liều sử dụng được thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi trong 8 giờ, phần lớn thuốc được thải trừ trong 2 giờ đầu.
Thời gian bán thải của Cefaclor trong huyết tương khoảng 30 – 60 phút. Thời gian bán thải thường kéo dài hơn một chút ở người có chức năng thận giảm. Nếu suy giảm chức năng thận hoàn toàn, nửa đời kéo dài từ 2,3 đến 2,8 giờ.
Cefaclor được sản xuất trên thị trường với dạng dưới dạng Cefaclor monohydrat và hàm lượng được tính theo dạng Cefaclor khan là
Bột pha hỗn dịch uống: Gói 2 g chứa 125 mg Cefaclor; Chai 60ml hoặc 75 ml hoặc 150 ml chứa 125 mg/5 ml; Chai 50 ml hoặc 100 ml chứa 187 mg/5 ml; Chai 75 ml hoặc 150 ml chứa 250 mg/5 ml; Chai 50 ml hoặc 100 ml chứa 375 mg/5 ml.
Brand name: Ceclor, Ceclor suspension.
Generic: Cefar, Cefclor 250, Cefclor 375 mg, Cefclor 500 mg, CelorDHG 250, CelorDHG 375, CelorDHG 500, Celormed 125, Celormed 250, Celormed 500, Celorstad 250mg, Celorstad 500mg, Eufaclor 125, Eufaclor 250, Euviclor 250, Faclor ACS 250 mg, Folacef, Franfaclor 125mg, Franfaclor 250mg, Franfaclor 500mg, Fudamor 250mg, Genocefaclor, Hiclor, Medoclor, Medoclor 250mg, Medoclor 500mg, Mekocefaclor, Mekocefaclor 375, Mekocefaclor 500, Metiny, Midaclo 125, Midaclo 250, Midaclo 500, Oratid, Clacelor, Clacelor 125, Clacelor 500, Clofocef, Clorbiotic 250, Cloref -250, Clorfast, Clorfast 250, Cophalen, Davixon, Dazofort, Dentarfar, Doroclor, Doroclor 500mg.
Cách dùng: Tư vấn sử dụng thuốc Cefaclor được dùng đường uống trước bữa ăn.
Liều dùng:
Người lớn: Uống 500 mg/lần x 2 lần/ngày. Nhiễm khuẩn nặng: Uống 500mg/lần x 3 lần/ngày. Liều tối đa 4 g/ngày.
Cefaclor có thể dùng cho người bệnh nhiễm khuẩn có suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau: Nếu độ thanh thải creatinin 10 – 50 ml/phút, dùng 50% liều thường dùng; nếu độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.
Ðiều trị nhiễm khuẩn do Streptococcus tan huyết beta bằng Cefaclor dùng liên tục ít nhất trong 10 ngày.
Trẻ em: Uống 20 mg/kg/ngày, chia 3 lần. Nhiễm khuẩn nặng: Uống 40 mg/kg/ngày 24 giờ, chia 3 lần. Liều tối đa 1 g/ngày.
Tóm lại, mức độ tình trạng bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng thuốc và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Streptococcus pneumoniae
Nếu người bệnh quên một liều Cefaclor nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.
Người bệnh dùng quá liều Cefaclor thường có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi điều trị triệu chứng. Có thể làm giảm sự hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa bằng than hoạt tính và rửa dày dày để loại thuốc ra khỏi đường hoá. Đồng thời theo dõi cẩn thận chức năng, hỗ trợ thông khí, truyền dịch và duy trì các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, huyết áp, nhịp tim, chất điện giải trong huyết thanh v.v.
1.Thuốc Cefaclor không được dùng cho những trương hợp sau:
Người có tiền sử mẫn cảm với Cefaclor hoặc nhóm Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefaclor cho những trường hợp sau:
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Cefaclor, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cefaclor, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
Cefaclor gây tác dụng phụ là nổi ban da dạng sởi
Warfarin: Khi dùng đồng thời với Cefaclor có thể gây tăng thời gian prothrombin và gây chảy máu hoặc không chảy máu trên lâm sàng. Cần theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết phải phối hợp chung.
Probenecid: Làm tăng nồng độ Cefaclor trong huyết tương do làm chầm đào thải của Cefaclor khi được dùng đồng thời với Cefaclor.
Aminoglycoside, Furosemide: Các thuốc này làm tăng độc tính đối với thận khi dùng đồng thời với Cefaclor.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và thông báo cho bác sỹ kê dơn biết những loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc dược liệu hay thực phẩm có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý và đạt hiệu quả trong điều trị.
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Cefaclor được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
XEM THÊM: NHATHUOCONLINE247.COM