Cimetidine là thuốc làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp giảm các triệu chứng như đau dạ dày, ợ nóng, ho dai dẳng, khó ngủ tròn các bệnh lý như viêm loét tá tràng, loét dạ dày sau phẫu thuật, hội chứng Zollinger – Ellison và trào ngược thực quản.
Cimetidine Thuốc điều trị viêm loét dạ dày
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Dược cho biết: Cimetidine là thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, có tác dụng làm giảm bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả lúc đói và khi được kích thích bởi thức ăn, insulin, histamin, pentagastrin và cafein, thông qua cơ chế là Cimetidine ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày. Ngoài ra, Cimetidine gián tiếp làm giảm bài tiết pepsin do làm giảm thể tích dịch dạ dày.
Tác dụng làm giảm bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày của Cimetidine lúc đói mạnh và nhiều hơn lúc được kích thích bởi thức ăn. Sau khi uống liều 300 mg Cimetidine, làm giảm sự bài tiết acid dạ dày lúc đói khoảng 90% trong 4 giờ ở người bệnh loét tá tràng, làm giảm sự bài tiết acid dạ dày do kích thích bởi bữa ăn khoảng 66% trong 3 giờ.
Cimetidine được sử dụng điều trị loét tá tràng tiến triển, loét dạ dày lành tính tiến triển nhưng không ngăn cản được loét tái phát, điều trị tiệt căn khi bị loét dạ dày – tá tràng dương tính với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), viêm loét thực quản ở người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nhưng kém hiệu quả hơn thuốc ức chế bơm proton.
Cimetidine được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là:
Brand name:
Generic: Cimetidin 200mg, Cimetidin Kabi 200, Cimetidin Kabi 300, Cimetidine MKP 200mg, Cimetidine MKP 300, Cimetidine 300mg, Cimetidin 400mg, Cimetidin vỉ 10 viên, Cimetidin 300 mg, Cimetidin 200 mg, Cimetidine 200 mg, Cimetidin 200mg, Cimetidin 300mg, Vinphatex 200, Vinphatex, Cimetidin 200mg/2ml, Cimetidin, Cimetidin 400, Cimetidin 300, Meyertidin, Cimetidin Stada 400 mg, Cimetidine 400, Tagimex, Cimetidin 300, Cimetidin 400mg, Cimetidin 300mg, Axocidine, Cimedine, Agintidin, Agintidin 300, Agintidin 400, Cimetidin 300mg, Cimetidine, Cimetidin 300mg.
Cách dùng: Tuỳ theo dạng thuốc Cimetidine có thể được dùng đường uống với nước lọc hoặc dùng đường tiêm.
Liều dùng cho đường uống:
1.Người lớn:
Loét dạ dày, tá tràng: Uống liều 400 mg/lần x 2 lần/ngày, uống vào bữa ăn sáng và buổi tối hoặc uống liều duy nhất 800 mg/lần/ngày vào buổi tối trước lúc đi ngủ. Dùng ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng và ít nhất trong 6 tuần đối với loét dạ dày, 8 tuần đối với loét do dùng thuốc chống viêm không steroid. Liều duy trì là 400 mg/lần/ngày vào trước lúc đi ngủ hoặc liều 400 mg/lần x 2lần/ngày uống vào buổi sáng và buổi tối.
Trào ngược dạ dày – thực quản: Uống liều 400 mg/lần x 4 lần/ngày. Uống vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ; Hoặc uống liều 800 mg/lần x 2 lần/ngày. Dùng trong 4 đến 8 tuần.
Hội chứng Zollinger-Ellison: Uống liều 300 – 400 mg/lần x 4 lần/ngày. Nếu cần có thể tăng liều tới 2,4 g/ngày.
Phòng loét đường tiêu hóa trên do stress: Uống liều 200 – 400 mg/lần x 2 – 3làn/ngày; Hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp 200 mg/lần, cách 4 đến 6 giờ tiêm một lần.
Đề phòng nguy cơ hội chứng hít phải dịch vị acid trong sản khoa: Uống liều 400 mg/lần lúc bắt đầu đau đẻ, sau đó uống 400 mg/lần, cách 4 giờ một lần khi cần. Liều tối đa là 2,4 g/ngày.
Phẫu thuật: Uống liều 400 mg trước khi tiền mê khoảng 90 – 120 phút.
Chứng khó tiêu không do loét: Uống liều 200 mg/lần x 1 – 2 lần/ngày.
Phòng chứng ợ nóng ban đêm: Uống 100 mg/lần trước khi đi ngủ tối. Liều khuyến cáo không được vượt quá 400 mg trong 24 giờ và không được dùng liên tục quá 2 tuần, trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.
Hội chứng ruột ngắn: Uống liều 400 mg/lần x2 lần/ngà, uống vào bữa ăn sáng và trước lúc đi ngủ, nếu cần điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh.
Giảm sự giáng hóa enzym tụy khi bổ sung enzym này ở người bị thiếu enzym: Uống liều 200 – 400 mg/lần x4 lần/ ngày, uống trước các bữa ăn khoảng 60 – 90 phút.
2.Trẻ em:
Trẻ em: Liều 20 – 40 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày.
Sơ sinh: Liều 5 – 10 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày.
Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đạt hiệu quả trị tối ưu nhất.
Bị Loét dạ dày
Nếu người bệnh quên một liều Cimetidine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.
Khi uống quá liều Cimetidine, một số trương hợp có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng mức độ vừa phải như nôn, choáng váng, nhịp tim chậm ức chế thần kinh trung ương, lãnh đạm. Trường hợp nặng ở người lớn sau khi uống hơn 40 g Cimetidine gây nhịp tim nhanh, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do quá liều, cần phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày khẩn cấp trong vòng dưới 4 giờ sau khi uống thuốc, gây nôn loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và điều trị các triệu chứng theo phát đồ của bệnh viện.
Tư vấn sử dụng thuốc không dùng Cimetidine cho những người có tiền sử mẫn cảm với Cimetidine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Cimetidine cho những trường hợp sau:
Trong quá trình sử dụng thuốc Cimetidine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Cimetidine thì cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
Tác dụng phụ thường gặp nổi ban
Ketoconazol, itraconazol: Cimetidine làm giảm hấp thu của các thuốc này khi đực dùng chung, vì sự hấp thu của chúng phụ thuộc vào pH dạ dày. Nếu cần thiết phải dùng chung thì uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
Các thuốc gây tương tác khi dùng chung với Cimetidine như: Phenytoin, carbamazepin, acid valproic; Thuốc điều trị ung thư như thuốc alkyl hóa, thuốc chống chuyển hóa; Dẫn xuất benzodiazepin; Metformin; Lidocain, metronidazol, nifedipin, procainamid, propranolol, quinidin, theophylin; Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptylin, nortriptylin, desipramin, doxepin, imipramin. Thuốc giảm đau opioid như pethidin, morphin, methadon Thuốc chống đông máu đường uống khác như Warfarin, Acenocoumarol, Phenindion; Zalcitabin, Zolmitriptan, Triamteren; Các thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu Cimetidine nếu uống cùng, nên uống cách nhau một giờ.
Tóm lại, tương tác thuốc với thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn và đạt quả tối ưu trong điều trị bằng thuốc Cimetidine, người bệnh không tự ý dùng thuốc và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn.
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Cimetidine bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm: nhathuoconline247.com