Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh Fluoroquinolon, được dùng chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn hô hấp, da và mô mềm,…
Ciprofloxacin Thuốc điều trị nhiễm khuẩn
Theo DSĐH. NGUYỄN THỊ HOÀNG DUYÊN Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon (gọi tắt là nhóm Quinonlon). Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym DNA gyrase va topoisomerase IV dẫn đến ức chế các quá trình nhân đôi, phiên mã, sửa chữa DNA làm cho vi khuẩn chết.
1.Phổ kháng khuẩn
Ciprofloxacin có phổ kháng sinh rất rộng.
Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Phần lớn các vi khuẩn gram âm trong đó có cả Pseudomonas và Enterobacter, Klebsiella, Proteus
Ciprofloxacin cũng có hoạt tính thay đổi với Acinetobacter spp, Brucella melitensis và Campylobacter spp.
Vi khuẩn Gram dương ưa khí: Staphylococcus sp (kể cả MSSA và một số MRSA); Streptococci, riêng các chủng Enterococcus, Streptococcus pneumoniae , Listeria monocytogenes… kém nhạy cảm hơn.
Vi khuẩn kỵ khí: Ciprofloxacin không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí. Ciprofloxacin cũng có một vài tác dụng chống lại Mycobacteria, Mycoplasma, Rickettsia, Chlamydia trachomatis và Ureaplasma urealyticum.
2.Đề kháng kháng sinh hiện nay
Mức độ kháng thuốc khác nhau theo vùng miền dựa vào sự phân bố địa lý
Một số vi khuẩn kháng thuốc: MRSA, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Neisseria gonorrhoeae và Streptococcus pneumoniae.
Kháng ciprofloxacin thường là qua trung gian nhiễm sắc thể, mặc dù kháng qua trung gian plasmid đã được ghi nhận.
Tình hình kháng kháng sinh ở các tỉnh phía nam có cao hơn các tỉnh phía bắc.
3.Dược động học
Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng qua đường tiêu hoá. Sau khi uống, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau 1 – 2 giờ với sinh khả dụng 70 – 80 %. Nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh ứng với liều 500 mg là 2,4 mg/lít. Sau khi truyền tĩnh mạch trong 30 phút với liều 200mg thì nồng độ tối đa trong huyết tương 3 – 4 mg/lít. Khi có thức ăn hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng ảnh hưởng không đáng kể
Thể tích phân bố của Ciprofloxacin rất lớn (2 – 3 lít/kg thể trọng), phân bố tốt vào các mô, dịch cơ thể, qua được nhau thai, bài tiết qua sữa mẹ, khi màng não bị viêm thuốc ngấm qua nhiều hơn so với bình thường. Ciprofloxacin liên kết với protein huyết tương khoảng 20 – 40%
Ciprofloxacin đào thải chủ yếu qua thận khoảng 40 – 50% liều uống được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và khoảng 15% ở dạng chuyển hóa. Ngoài ra, thuốc còn chuyển hoá ở gan, bài xuất qua mật chiếm khoảng 1/3 (cơ chế bù trừ ở người suy thận nặng). Thời gian bán thải ở trẻ em khoảng 2,5 giờ, người lớn 3 – 5 giờ và ở người suy thận, người cao tuổi thời gian bán thải sẽ dài hơn. Tuy nhiên, không cần chỉnh liều với người cao tuổi không bị suy thận, người suy thận mức độ nhẹ, bệnh xơ gan mạn tĩnh ổn định
Tư vấn sử dụng thuốc Ciprofloxacin được sản xuất trên thi trường với dạng thuốc và hàm lượng:
Tuỳ vào cá dạng thuốc Ciprofloxacin dùng đường tiêm, nhỏ mắt, nhỏ tai hoặc đường uống. Dùng đường uống có thể uống vào thời gian không liên quan tới bữa ăn. Đối với viên nén giải phóng chậm nên uống cùng với bữa ăn để đạt được hấp thu tối đa
Người lớn trên 18 tuổi:
Tuỳ vào tuổi và tình trạng, mức độ tiến triển của bệnh, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng, thơi gian điều trị được đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu người bệnh quên nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Trường hợp gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ dùng liều tiếp theo vào đúng giờ uống quy định
Nếu đã uống phải một liều lớn nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị triệu chứng kịp thời. Xem xét để áp dụng những biện pháp như gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu
Tác dụng phụ thường gặp chóng mặt
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược bảo quản thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bảo quản dưới 30 °C, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời, tránh ẩm nhằm mục đích đảm bảo được chất lượng thuốc
DSĐH. NGUYỄN THỊ HOÀNG DUYÊN
Tài liệu tham khảo:
http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/149
https://pubmed-ncbi-nlm-nih-gov.translate.goog/30571075/
https://link-springer-com.translate.goog/article/10.2165/00003088-199019060-00003?error=cookies_not_supported&error=cookies_not_supported&code=81bf57c9-f921-4cb9-b7b6-1ceada6d3cf7&code=21a4e0cfa60b466491db131b1d103181&_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=op,sc