Roxithromycin là thuốc kháng sinh thường được sử dụng điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm ở đường hô hấp, da, mô mềm và đường niệu.
Roxithromycin Thuốc điều trị nhiễm khuẩn
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Dược cho biết:Roxithromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm.Tác dùng kìm khuẩn thông qua cơ chế là Roxithromycin gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm, dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp protein và từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ở môi trường pH kiềm nhẹ khoảng 8,5, tác dụng của Roxithromycin tăng lên đặc biệt với các vi khuẩn Gram âm.
1.Phổ kháng khuẩn:
Trên lâm sàng, Roxithromycin có phổ tác dụng rộng chủ yếu trên các vi khuẩn Gram dương, một vài vi khuẩn Gram âm và một số vi khuẩn không điển hình.
2.Hiện tượng đề kháng:
Kháng sinh nhóm Macrolid được sử dụng trên lâm sàng ngày càng nhiều, dẫn đén các tình trạng vi khuẩn kháng thuốc của các kháng sinh nhóm này. Và đây cũng là lý do Roxithromycin hạn chế sử dụng ở Việt Nam hiên nay.
Một số vi khuẩn kháng thuốc điển hình bao gồm như Gram dương hiếu khí: Corynebacterium jeikeium, Nocardiaasteroides. Gram âm hiếu khí: Acinetobacter, Enterobacterm, Pseudomonas. Vi khuẩn kỵ khí: fusobacterium. Vi khuẩn khác: Mycoplasma hominis.
3.Dược động học:
Roxithromycin được hấp thu nhanh và mạnh ở đường tiêu hoá. Thuốc bị giảm hấp thu khi uống sau bữa ăn. Sinh khả dụng sau khi uống khoảng 50%. Sau 2 giờ khi uống một liều đơn 150 mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 6 – 8 microgam/ml.
Roxithromycin được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch của cơ thể, đạt được nồng độ cao trong bạch cầu nhưng không qua được hàng rào máu não. Một lượng nhỏ thuốc được thải trừ vào sữa. Roxithromycin liên kết với protein huyết tương khoảng 96%.
Roxithromycin được chuyển hóa tại gan một lượng nhỏ, phần lớn liều dùng được thải trừ qua phân ở dạng còn nguyên hoạt tính và chất chuyển hóa. Roxithromycin được thải trừ qua thận khoảng 7 – 10% và khoảng 15% thải trừ qua đường hô hấp. Thời gian bán thải khoảng 8 – 13 giờ, kéo dài hơn ở người bệnh suy gan hoặc thận hoặc ở trẻ em.
Roxithromycin được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là:
Brand name: Rulid
Generic: Romylid, Roxithromycin, Becorilid, RoxyRVN, Ludin, Roxiphar, Roxithromycin DHG, Cadirocin, Uscadirocin, Roxylife, Roxithromycin tablets, Roxirock Tablet, Axorox, Roxinate, Roxithin, Rozcime, Roxithromycin, Roxithromycin Nadyphar, Agiroxi, Roxithromycin 300mg, Roxithromycin Imexpharm, Ruxict, Musclid 300, Operoxolid, Rozimicin, Roxithromycin Vidipha, Roluxe, Rotracin, Cenrobaby, Keatabs, Rexamine Sachet, Rexamine Susp, Mekorox, Ocethro, Pyme Roxitil, Ecogyn, Bezocu, Carzepin, Dorolid, Oxicin, Inceram tablet, Intas Roxitas, Roxeptin-KID, Roxitem, Proximax Tablets, Lykarbid, Roxitis, Roxley tablet, Polipharm-Roxithromycin, Romiroxin Tab., Rokzy-150, Sisxacin, Makrodex, Philhyrolid.
Tư vấn sử dụng thuốc Roxithromycin được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, đặc biệt ưu tiên dùng để điều trị nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae và các bệnh do Legionella. Một số bệnh lý nhiễm khuẩn nhạy cảm như:
Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như viêm tai, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang, bệnh bạch hầu, ho gà và các nhiễm khuẩn nặng do Campylobacter.
Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường niệu, sinh dục không do lậu cầu như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.
Các bệnh lý nhiễm khuẩn da và mô mềm như viêm mô tế bào, viêm nang lông, chốc lở, ung nhọt, áp xe da, nhiễm trùng vết thương.
Các bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng như sưng viêm vùng má, sưng hạch bạch huyết ở cổ, viêm nướu răng, sâu răng.
Điều trị bệnh bạch hầu, ho gà giai đoạn đầu và các nhiễm khuẩn nặng do Campylobacter.
Cách dùng: Thuốc Roxithromycin được dùng đường uống trước bữa ăn ít nhất 15 phút.
Liều dùng:
Người lớn: Uống liều 150 mg/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em: Uống liều thông thường là 5 – 8 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
Thời gian điều trị liên tục kéo dài không quá 10 ngày.
Lưu ý: Trẻ em dưới 4 tuổi nên dùng thuốc dạng bột pha hỗn dịch uống. Không dùng thuốc dạng viên.
Tóm lại, tuỳ vào tuổi, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng liều lượng của Roxithromycin
Nếu người bệnh quên một liều Roxithromycin nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch.
Người bệnh dùng quá liều Roxithromycin thường có triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn dữ dội, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, khoảng QT kéo dài.
Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến bệnh viện để điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày và loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá bằng biện pháp thích hợp.
Thuốc Roxithromycin không được dùng cho những trương hợp sau:
Người có tiền sử mẫn cảm với Roxithromycin hoặc với thuốc kháng sinh nhóm Macrolid khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không dùng đồng thời Roxithromycin với các Alcaloid cựa lõa mạch gây co mạch như Dihydroergotamin, Ergotamin do nguy cơ gây hoại tử đầu chi.
Không dùng Roxithromycin chung với Cisaprid do nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng và có thể gây xoắn đỉnh.
Phụ nữ nuôi con bú đang sử dụng thuốc Cisaprid.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Roxithromycin cho những trường hợp sau:
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Roxithromycin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Roxithromycin, cần tham khảo ý kiến của dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
Thuốc Roxithromycin gây ra tác dụng phụ đau bụng
Roxithromycin có ái lực với enzyme chuyển hoá thuốc cytochrom P450 ở gan yếu hơn Erythromycin, nên ít gây tương tác ở giai đoạn chuyển hoá thuốc.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thông báo những loại thuốc đang dùng có nguy cơ để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả.
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Roxithromycin được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
Xem thêm: nhathuoconline247.com