1₫
+ Điều trị các chứng đau do nguyên nhân khác nhau: Nhức đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau dây thần kinh, đau nhức hệ xương cơ, đau răng.
+ Sốt do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phế quản.
+ Làm giảm đau nhức và hạ sốt trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, sốt do virus.
Thành phần:
Paracetamol…………………..…. 500 mg
Công dụng:
Hạ nhiệt, giảm đau. Không gây lệ thuộc thuốc, không gây kích ứng đường tiêu hóa.
Chỉ định:
+ Điều trị các chứng đau do nguyên nhân khác nhau: Nhức đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau dây thần kinh, đau nhức hệ xương cơ, đau răng.
+ Sốt do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phế quản.
+ Làm giảm đau nhức và hạ sốt trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, sốt do virus.
Chống chỉ định:
+ Mẫn cảm với thuốc.
+ Người bệnh suy gan hoặc thận nặng.
+ Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
+ Bệnh nhân nhiều lần thiếu máu.
Liều dùng:
+ Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi: Uống 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
+ Trẻ em từ 7-11 tuổi: Uống 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
+ Trẻ em từ 3-6 tuổi: Uống 1/2 viên /lần x 2-3 lần/ngày.
Qúa liều và cách xử trí:
– Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng, xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
– Xử trí:
+ Rửa dạ dày, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
+ N – acetylcystein dùng theo đường tĩnh mạch hoặc uống, tốt nhất trong vòng 10 giờ sau khi ngộ độc.
+ Dùng methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
Thận trọng:
+ Hỏi ý kiến bác sĩ nếu điều trị kéo dài quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn.
+ Không được uống rượu trong thời gian điều trị.
+ Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
+ Trẻ em dưới 12 tuổi liều dùng hàng ngày không vượt quá 2 gam.
Tác dụng không mong muốn:
– Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
– Ít gặp hơn là những tác động gây rối loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu hoặc gây độc tính trên thận khi lạm dụng dài ngày.
– Hiếm gặp phản ứng quá mẫn.
Tương tác thuốc:
– Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
– Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
– Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây ngộ độc cho gan.
– Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) và isoniazid có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol.
– Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian nửa đời trong huyết tương của paracetamol.
Nguồn: Thuốc không kê đơn
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.