1₫
Omeprazol là một loại thuốc được chỉ định cho những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa và dạ dày
Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi
Công dụng:
+ Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục enzyme H+/K+ATPase (gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Tác dụng nhanh, kéo dài nhưng hồi phục được.
+ Omeprazol không có tác dụng lên thụ thể acetylcholine hay thụ thể histamine. Đạt tác dụng tối đa sau khi uống thuốc 4 ngày.
Chống chỉ định: Omeprazol là một loại thuốc được chỉ định cho những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa và dạ dày, vì vậy có những đối tượng bệnh nhân không nên sử dụng nhóm thuốc này, cụ thể đó là:
+ Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
+ Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.
+ Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
+ Những bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày ác tính cũng không được sử dụng.
Liều dùng:
+ Điều trị loét dạ dày: Uống 1 lần 1 viên / ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên) trong 4 đến 8 tuần.
+ Điều trị loét tá tràng: Uống 1 lần 1 viên/ ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên) trong 4 tuần.
+ Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 lần/ 1 đến 2 viên 1 ngày, dùng trong 4 đến 8 tuần.
+ Điều trị hội trứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu 3 viên/ ngày, uống 1 lần duy nhất, sau đó điều chỉnh theo tình trạng lâm sang. Với liều trên 4 viên / ngày phải chia làm 2 lần mỗi ngày. Không được dừng thuốc đột ngột.
Thận trọng: Không cắn vỡ hoặc nhai viên khi dùng thuốc trước khi cho người bị loét dạ dày dùng Omeprazol phải loại trừ khả năng bị u ác tính(thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chuẩn đoán).
Tác dụng không mong muốn: Là một loại thuốc có khả năng điều trị bệnh dạ dày hiệu quả cao. Tuy nhiên khi người bệnh lạm dụng nhóm thuốc này thì nguy cơ cao sẽ phải đối mặt với hàng loạt những tác dụng phụ như:
+ Phát ban trên da, nổi mẩn ngứa mề đay.
+ Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn cảm giác, mất ngủ, đau nhức đầu.
+ Nguy cơ cao bị giảm trí nhớ, Những người cao tuổi dùng thuốc Omeprazol lú lẫn, gây ảo giác hoặc có thể bị trầm cảm.
+ Rối loạn tiêu hóa, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bụng thấy đầy hơi, táo bón…
+ Cơ thể đổ mồ hôi nhiều, sốc phản vệ, phù mạch.
+ Giảm bạch cầu, tiểu cầu…
Bảo quản
Để bảo quản omeprazole tốt nhất, các bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, và tránh những nơi nhiều ánh sáng, ẩm thấp… Tuyệt đối không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hay trong phòng tắm…. Lưu ý, để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ. Cần kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi uống nếu thuốc để quá lâu.
Nguồn: Thuốc không kê đơn
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.